Với tốc độ đô thị hóa của Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, điều đó kéo theo mật độ dân cữ, cũng như mật độ xây dựng công trình nhà ở ngày càng dày đặc hơn. Những yếu tố trên đang gián tiếp tác động gây ra những vụ hỏa hoạn ngày cành nhiều và nghiêm trọng hơn ở những khu dân cư đông đúc.
Với mật độ xây dựng trật trội, lối thoát hiểm còn rất hạn chế, kết hợp với mật độ bà con sinh hoạt còn trật trội. Cho nên, nếu có xảy ra hóa hoạn sẽ khó thoát ra khỏi đám cháy, đồng thời do đường đi trật trội nên công tác chữa cháy cũng khó khăn và lâu tiếp cận được đám cháy. Điều đó sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn khi có xảy ra hỏa hoạn.
Để nâng cao hoạt động quản lý phòng cháy chữa cháy, bộ công an được giao trách nhiệm quản lý và điều hành công tác phòng cháy chưa cháy. Bộ công an đã chỉ đạo thanh tra những cơ sở sản xuất, những khu dân cư đông đúc, các khu công nhiệp để kịp thời phát hiện ra nguy cơ có thể xảy ra hỏa hoạn. Từ đó, đề ra những biện pháp giải quyết nếu có xảy ra đám cháy. Và quan trọng hơn cả là nâng cao ý thức phòng cháy trong cộng đồng khu dâ cư, cộng đồng các doanh nghiệp. Đề cao công tác phòng cháy, giúp cho hậu quả khi xảy ra hỏa hoạn được hạn chế thấp nhất.
Để nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy thì cần:
Cơ quan được giao trách nhiệm công tác phòng cháy, chữa cháy cần đề ra mục tiêu, đồng thời quán triệt việc thực hiện từng bước để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Mỗi người dân cần quyết tâm cùng phối hợp với cơ quan chuyên môn phòng cháy chữa cháy. Luôn nâng cao ý thức phòng cháy tại nơi ở của gia đình mình, cũng như nơi làm việc của cộng đồng. Mỗi người dân cần luôn nhắc hở bản thân phòng cháy hơn chữa cháy, nếu có phát sinh nguy cơ gây hỏa hoạn thì hậu quả sẽ không thể lường trước được.
Để đảm bảo tối ưu công tác phòng cháy, cũng như chưa cháy thì mỗi người dân, mỗi thành viên trong gia đình, trong cồng đồng cần luôn luôn nâng cao ý thức phòng cháy mọi lúc, mọi nơi. Cần sắp xếp nơi ở cũng như nơi làm việc luôn gọn gàng ngăn nắp, và thông thoáng, để dễ dàng triển khai việc chữa cháy cũng như công tác di dời nếu lỡ xảy ra hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, mõi gia đình, mỗi cơ quan, mỗi công ty hay xí nghiệp nên dự trữ những thiết bị chữa cháy cơ bản nhất như:
Bình chữa cháy.
Thang thoát hiểm (đối với nhà cao tầng).
Mặt nạ phòng khói, mặt nạ phòng độc.
Mền chống cháy để dễ dàng thoát ra khỏi đám cháy nhanh chóng và an toàn.