Tất cả những công nhân làm việc ở những công trình xây dựng, các gian khoan, hầm mỏ, công nhân điện lực hay công nhân ở các nhà máy sản xuất đều cần trang bị đồng phục bảo hộ lao động. Tùy vào môi trường làm việc, cũng như tùy vào tính chất của mỗi công việc để lựa chọn loại đồng phục cho phù hợp. Tuy nhiên, đồng phục phải bền, chắc chắn, và đẹp, đó là những tiêu chuẩn mà tất cả mọi công ty đều ưu tiên trước khi lựa chọn may đồng phục cho công nhân.
NHỮNG CHẤT LIỆU VẢI ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU ĐỂ MAY ĐỒNG PHỤC BẢO HỘ LAO ĐỘNG NHƯ:
- Vải Pangrim: Có độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, ít bị xù lông, cũng như ít bị sờn chỉ sau 1 thời gian sử dụng. Vải Pangrim có độ trơn và mịn, nên có khả năng chống bám bụi tốt, cũng như có khả năng chống mài mòn tốt. Tuy nhiên, giá thành của loại vải này sẽ cao hơn những loại vải khác. Vải này thường được dùng để may đồng phục cho các kỹ sư làm việc trên công trình hay nhà máy.
- Vải Kaki: Có độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, có khả năng đàn hồi tốt nên ít nhăn. Tuy nhiên, do vải kaki dày nên nhìn thô hơn những loại vải khác. Phù hợp với lựa chọn để may đồng phục cho các kỹ sư và công nhân xây dựng, công nhân làm việc ở xưởng cơ khí hay các nhà máy sản xuất.
- Vải polyester: Có độ bền cao, nhưng khả năng thấm hút mồ hôi kém. Vải được tạo nên từ sợi tổng hợp polyme nên có độ bền tốt, và nhẵn mịn hơn. Nhưng do không có khả năng thấm hút mồ hôi, nên sẽ có cảm giác khó chịu khi mặc để làm việc trong môi trường dễ ra mồ hôi. Tuy nhiên, do vải được tạo nên từ chất liệu sợi tổng hợp, nên giá thành rẻ hơn những loại vải khác.
- Vải thun cá sấu: Vải này có thấm hút mồ hôi tốt, nên thường được lựa chọn để may đồng phục áo thun cho những công nhân làm việc tại nhà máy hay công xưởng sản xuất dễ bị nóng nực.
- Vải thun polymer: Bền và đẹp, vải mịn và mềm, tạo cảm giác mát mẻ. Vải được tạo nên từ sợi polymer tổng hợp, nên khả năng thấm hút ẩm rất kém. Vì vậy, loại vải này chỉ phù hợp để may đồng phục áo thun cho công nhân viên làm việc trong môi trường mát mẻ, ít bị ra mồ hôi.